Đang truy cập :
4
•Thành viên online : 4
Hôm nay :
281
Tháng hiện tại
: 20485
Tổng lượt truy cập : 2436324
Đề án nhằm phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, ưu tiên hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho Nhân dân, đồng thời thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.
Mục tiêu cụ thể của Đề án là phấn đấu đến năm 2020, hình thành hệ thống tổ chức “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) từ tỉnh đến xã theo hướng gọn nhẹ để triển khai chu trình thường niên; đánh giá, xếp hạng 59 sản phẩm hiện có theo hướng sản phẩm OCOP; phát triển mới và củng cố các tổ chức kinh tế sản xuất sản phẩm OCOP; duy trì chu trình OCOP thường niên tại cấp tỉnh, huyện; đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu sản phẩm OCOP; đào tạo, tập huấn kiến thức chuyên môn quản lý sản xuất, kinh doanh cho cán bộ quản lý Nhà nước thực hiện Chương trình OCOP và 100% lãnh đạo doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh tham gia Chương trình OCOP.
Định hướng đến năm 2030, đảm bảo vận hành chu trình OCOP thường niên tự động, tự giác và trở thành phong trào thi đua khởi nghiệp mạnh mẽ, có đội ngũ cán bộ, chuyên gia được chuyên nghiệp hóa, hoạt động hiệu quả; xây dựng hệ thống hỗ trợ phát triển và thương mại hóa sản phẩm OCOP từ cấp tỉnh, huyện theo chu trình thường niên đảm bảo đồng bộ, hoạt động bài bản và thương hiệu sản phẩm OCOP Quảng Bình được thương mại trên toàn quốc; phát triển đạt khoảng 150 sản phẩm OCOP, trong đó có 07 - 10 sản phẩm đạt thứ hạng 5 sao, 20 - 25 sản phẩm đạt thứ hạng 4 sao và 45 - 50 sản phẩm đạt thứ hạng 3 sao; hàng năm mỗi huyện, thị xã, thành phố có ít nhất 01 ý tưởng sản phẩm được hỗ trợ theo Chu trình OCOP; ít nhất 30 tổ chức kinh tế mới tham gia Đề án OCOP và tạo ra 70 tổ chức kinh tế OCOP.
Để đạt mục tiêu đề ra, tỉnh sẽ tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức về OCOP dưới dạng bản tin, chuyên đề, câu chuyện sản phẩm gắn với hình ảnh, khẩu hiệu cụ thể...; xây dựng hệ thống quản lý thực hiện OCOP cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; ban hành cơ chế, chính sách; triển khai đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, hoàn thiện công nghệ, ứng dụng công nghệ vào sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP trên cơ sở nhu cầu cụ thể của các tổ chức kinh tế, ưu tiên hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, có địa chỉ ứng dụng; xây dựng hệ thống tư vấn, đối tác hỗ trợ thực hiện OCOP; huy động nguồn lực hỗ trợ cho các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất tham gia Đề án OCOP...
Được biết, tổng kinh phí thực hiện Đề án trong 03 năm (2018 - 2020) là 118,4 tỷ đồng.
Theo Quảng Bình Portal
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn